Công nghệ được áp dụng để xử lý là công nghệ vi sinh AAO kết hợp hóa lý
Hình: sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản
Nước thải phát sinh từ nhà máy lần lượt đi qua các công đoạn xử lý sau:
+ Bể gom nước thải: thu gom nước thải từ nhà máy. Bơm thu gom hút-đẩy nước thải lên thiết bị tách rác
+ Thiết bị tách rác: chắn lại toàn bộ vật có kích thước hơn 3mm. nước thải sau tách rác đi vào bể điều hòa. Rác thu gom xử lý
+ Bể điều hòa: chứa nước sau tách rác. Bơm điều hòa hút đẩy nước lên thiết bị phản ứng
+ Thiết bị phản ứng: hòa trộn nước thải và hóa chất keo tụ - PAC, tủa bông – polyme và bọt khí để tăng hiệu quả tuyển nổi. Sau đó nước thải đi vào bể tuyển nổi.
+ Bể tuyển nổi: Tách các cặn nổi trên bề mặt và được thu gom về bể chứa bùn. Nước sau khi loại bỏ cặn tuyển nổi tự chảy về bể kỵ khí.
+ Bể kỵ khí: phân hủy các chất hữu cơ và loại bỏ nito phốt pho trong nước thải
+ Bể thiếu khí: phân hủy các chất hữu cơ và loại bỏ nito phốt pho trong nước thải
+ Bể hiếu khí: phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải
+ Bể lắng bùn hoạt tính: lắng bùn hoạt tính trong nước thải. Nước sau loại bỏ bùn đi về bể khử trùng. Bùn được tuần hoàn về bể thiếu khi và một phần về bể chứa bùn
+ Bể khử trùng: loại bỏ các vi sinh vật còn lại trong nước thải bằng cloraven
+ Bể chứa bùn: thu gom và phân hủy bùn và cặn nổi, dầu mỡ. Bể chứa bùn được thu gom vệ sinh định kỳ 1 tháng/lần
Hình: mô hình mặt bằng hệ thống xử lý
công trình được xây dựng và vận hành vào đầu năm 2022. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 11-MT:2015 BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản
hình: bể vi sinh hiếu khí sử dụng giá thể dạng cầu lơ lửng trong nước
Hình ảnh cụm hóa chất
Hình: thiết bị tách dầu mỡ nổi
Hình: Nước thải trước và sau xử lý