Hệ thống xử lý nước thải mạ crom - công suất 40m3/ngày.đêm

Chủ đầu tư: Công ty TNHH nhôm Beta Việt Nam
Địa chỉ: KCN Đồ sơn, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng 
Công suất: 40 m3/ngày.đêm
Công ty chuyên gia công và mạ các sản phẩm kim loại. Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất chủ yếu từ quá trình vệ sinh bề mặt sản phẩm sau mỗi công đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất gồm 2 công đoạn chủ yếu là tiền xử lý bề mặt và công đoạn sơn tĩnh điện. Quá trình tiền xử lý giúp bề mặt vật cần sơn sạch và tăng hiệu quả bám dính của hạt sơn. Quá trình tiền xử lý sử dụng các hợp chất tẩy rửa bề mặt vật cần sơn và chất chống oxi hóa bề mặt, vì vậy nước thải sinh ra từ quá trình này có pH thấp và các ion kim loại nặng, trong đó đặc biệt là sự có măt của Crom và một phần dầu mỡ, cặn lơ lửng. Nước thải  phát sinh từ quá trình sơn tĩnh điện chứa chủ yếu là các hạt sơn thất thoát trong quá trình sơn và một lượng nhỏ chất tạo bóng, chất tạo màu. 

Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy bị ô nhiễm chủ yếu bởi các thành phần: COD, kim loại nặng, độ màu, pH thấp và cặn lơ lửng… chủ yếu là dạng ô nhiễm vô cơ, khó phân hủy sinh học do vậy công nghệ được lựa chọn để xử lý là công nghệ lý hóa.

            Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất của nhà máy như sau:

Thuyết minh:

Nước thải từ quá trình sản xuất theo rãnh đi về bể thu gom. Từ bể thu gom nước thải được bơm sang bể điều hòa để chuẩn bị cho quá trình xử lý. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bể điều hòa được đảo trộn bằng động cơ khuấy.

Từ bể điều hòa nước thải được bơm hệ thống xử lý hóa chất tuần tự theo các quá trình sau:

+ Đầu tiên nước thải được điều chỉnh pH tới điểm pH < 4. Hóa chất được sử dụng là axit HCl loãng 10%. Quá trình điều chỉnh pH về điểm mong muốn được thực hiện nhờ đầu dò pH và bơm định lượng axit. Mục đích của quá trình này nhằm tạo môi trường thuận lợi cho quá trình khử Cr6+ về Cr3+ là trạng thái dễ kết tủa để có thể loại bỏ crom bằng phương pháp lắng trọng lực.

+ Sau khi điều chỉnh pH về điểm thích hợp thì nước thải được trâm Fe2+ với mục đích khử crom để thuận lợi cho quá trình loại bỏ crom ở công đoạn sau. Quá trình trâm Fe2+ cũng được thực hiện bằng bơm định lượng.

Quá trình phản ứng diễn ra như sau:

Cr2O7-2 + 6Fe+2 + 14H+ = 2Cr+3 + 6Fe+3  +7H2O, pH =3

+ Sau công đoạn khử crom nước thải được nâng pH = 8 để thực hiện quá trình kết tủa các hidroxit kim loại nặng có trong nước. Hóa chất được sử dụng là NaOH 10%.

+ Sau khi  hình thành các hidroxit kim loại, nước thải được trâm hóa chất keo tụ và trợ lắng để tăng hiệu quả tách các hydroxit kim loại bằng phương pháp lắng trọng lực. ngoài ra nhờ thực hiện quá trinh keo tụ, các bột sơn tĩnh điện, các hợp chất tạo màu và cặn lơ lửng khác cũng được tách ra khỏi nước thải.

Tất cả các quá trình xử lý hóa chất trên được thực hiện trong thiết bị phản ứng và được đảo trộn bằng động cơ khuấy.

Sau khi thực hiện quá trình hòa trộn, phản ứng với hóa chất, nước thải được dẫn vào bể lắng. Bể lắng được thiết kế đặc biệt để có thể loại bỏ các cặn keo tụ ở dưới đáy còn nước trong sẽ được thu ở bề mặt và đi vào bể quan trắc trước khi được thải ra ngoài môi trường.

Cặn keo tụ ở dưới đáy bể được thu gom và làm khô tại sân phơi bùn sau đó được thu gom xử lý định kỳ.

 Nước thải sau xử lý đạt cột B của QCVN 40:2011/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Công trình được thực hiện năm 2017

wp20170307131009pro12
Hình ảnh hệ thống xử lý: khu đặt thiết bị, bể thu gom, bể lắng

wp20170307131017pro
hình ảnh: sân phơi bùn